Facebook Marketing
Pain Point là gì? Cách xác định Pain point của khách hàng
Một trong những yếu tố không thể thiếu đối với một doanh nghiệp thành công đó chính là việc xác định được pain point của khách hàng. Bởi lẽ, việc hiểu tâm lý khách hàng, biết cách đáp ứng những điều mà khách hàng cần là rất quan trọng để bạn có được một chiến dịch kinh doanh bán hàng đúng đắn, thu hút được nhiều khách hàng. Và pain point sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc này. Vậy Pain Point là gì? Những cách thức nào để tìm được pain point của khách hàng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Pain point là gì?
Pain Point (nỗi đau của khách hàng) là những vấn đề cụ thể mà khách hàng hiện thời cũng như khách hàng tiềm năng của bạn đang gặp phải trong suốt hành trình trải nghiệm của họ.
Pain Point rất đa dạng và phong phú như chính khách hàng tiềm năng của bạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra được vấn đề của mình. Vì thế, nhiệm vụ của bạn đôi khi phải là giúp khách hàng tìm ra Pain Point cũng như chứng minh cho họ thấy sản phẩm của bạn được làm ra là phục vụ giải quyết Pain Point đó.
2. Các loại chính của Pain point
Mặc dù Pain Point rất đa dạng và phong phú nhưng chúng sẽ được chia thành những nhóm chính sau:
-
Financial Pain Point (điểm đau về tài chính): Khách hàng tiềm năng của bạn đang phải chi trả quá nhiều tiền cho nhà cung cấp/giải pháp/dịch vụ hiện tại của họ và họ muốn giảm chi tiêu ấy xuống.
-
Productivity Pain Point (điểm đau về năng suất): Khách hàng tiềm năng của bạn đang tốn quá là nhiều thời gian để dành cho nhà cung cấp/giải pháp/dịch vụ hiện tại của họ và họ muốn tiết kiệm thời gian cũng như dùng thời gian một cách khôn ngoan hơn.
-
Process Pain Point (điểm đau về quá trình): Khách hàng tiềm năng của bạn đang cảm thấy quy trình mua hàng của doanh nghiệp bạn rất phức tạp và lằng nhằng nên họ muốn một giải pháp dễ dàng hơn.
-
Support Pain Point (điểm đau về sự hỗ trợ): Khách hàng của bạn không nhận được sự hỗ trợ trong khâu tư vấn và khâu mua hàng.
3. Cách xác định Pain point của khách hàng
Khi mỗi nhãn hàng xác định đúng pain point của khách hàng, chắc chắn sẽ cải thiện được sản phẩm/quy trình Marketing để nhằm khiến khách hàng sẵn sàng bỏ thêm tiền để mua, sử dụng dịch vụ của mình.
Dưới đây là những cách giúp bạn xác định được “điểm đau” của khách hàng.
Trao đổi và thảo luận với khách hàng hiện thời
Trao đổi và thảo luận với khách hàng hiện thời là cách đầu tiên để bạn xác định Pain point chính xác. Những khách hàng hiện tại của bạn là những người đã quyết định mua sản phẩm từ nhãn hàng của bạn. Điều này có nghĩa là họ đã cảm thấy vô cùng ưng ý với sản phẩm của bạn bởi họ cảm thấy rằng sản phẩm của bạn đã giải quyết được pain point của họ.
Vậy nên bạn hãy cố gắng phỏng vấn trực tiếp, tâm sự với họ hoặc gửi bản khảo sát để tìm ra được những pain point mà họ gặp phải. Và từ sự khảo sát nghiên cứu khách hàng hiện thời này, bạn có thể áp dụng sang cho những khách hàng tiềm năng của mình.
Trò chuyện, hỏi các salesman
Trong quá trình tương tác giữa người mua và người bán, Salesman chính là những người tiếp cận trực tiếp, gần gũi nhất với khách hàng. Đặc biệt là các Telesale chính là người làm nhiệm vụ nói chuyện, tư vấn mọi vấn đề khi khách hàng vướng phải những vấn đề chưa được giải quyết. Vì thế để có được là nguồn pain point “dồi dào” như vậy, bạn hãy có những buổi làm việc và trao đổi trực tiếp cùng với các salesman của mình.
Nhìn vào những Pain point của đối thủ
Một cách xác định pain point khách hàng cũng mang lại hiệu quả không kém đó chính là nghiên cứu chiến lược của công ty đối thủ.
Hãy thử đặt ra những câu hỏi như: Với pain point khách hàng đối thủ sử dụng như thế nào? Đối thủ đã nhấn mạnh đến những ưu thế tốt gì?…Sau đó nghiên cứu trên những kênh bán hàng và những chiến dịch marketing họ đã từng làm để xem họ đang tập trung vào pain point gì.
Như vậy bạn đã có thể tìm được câu trả lời chính xác nhất từ đó rút ra được những điểm phù hợp nhất cho doanh nghiệp mình. Nhưng bạn nên nhớ là hãy phát triển những điểm này sao cho thật khác biệt với đối thủ để thương hiệu của bạn mang một màu sắc độc đáo, mới lạ hơn.
Hy vọng với bài viết trên bạn đã có thể hiểu hơn về pain point và những cách để xác định pain point của khách hàng. Để từ đó vẽ được một chân dung khách hàng hoàn chỉnh và chính xác nhất nhờ vậy mà những chiến lược bán hàng của bạn sẽ đạt được hiệu quả vô cùng cao.