Facebook Marketing
Những lý do khiến khách hàng khó chịu với website của bạn.
Sự hài lòng của khách hàng khi trải nghiệm trên trang web là tiêu chí mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều muốn đạt được. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý, mức độ hài lòng và quyết định mua hàng của họ khiến cho họ cảm thấy khó chịu với website của bạn và thoát ra rất nhanh chóng. Vậy có những vấn đề nào khiến họ khó chịu ở trang web của bạn? Hãy cùng theo dõi bài viết sau.
1. Tốc độ tải trang chậm
Việc đầu tiên khiến website của bạn đánh mất thiện cảm với khách hàng là việc tốc độ tải trang quá chậm. Vì đa số người dùng internet thường không đủ kiên nhẫn chờ đợi và luôn trong trạng thái sốt ruột, tò mò muốn biết ngay kết quả nên nếu trang web của bạn chỉ cần mất 3s để tải trang là khách hàng đã có thể rời bỏ trang web của bạn ngay lập tức mà không cần biết những thông tin mà bạn muốn cung cấp. Để giải quyết tình trạng này bạn hãy tối ưu hóa hiệu suất tải trang thông qua các yếu tố thuộc về hình ảnh, video, code… để trang web hoạt động nhanh hơn.
2. Website không tối ưu trên thiết bị di động.
Hơn 70% khách hàng sử dụng các thiết bị di động để truy cập vào website nhiều hơn so với các thiết bị khác. Vì thế nếu như bạn không tối ưu website để tương thích trên thiết bị di động sẽ làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng từ đó khiến họ không hài lòng và khó chịu với website của bạn. Bạn nghĩ sao nếu như đọc một bài viết trên website mà phải zoom to, zoom nhỏ màn hình để đọc tin, rồi lỗi font chữ, lỗi hình ảnh chắc chắn bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu vì điều này và khách hàng cũng như thế. Do đó nếu tình trạng này diễn ra trên với website của bạn, tỉ lệ thoát trang là rất lớn, từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến website. Vì thế hãy cố gắng cải thiện để có một website tương thích thiết bị di động, bạn có thể sử dụng công nghệ Responsive website để cải thiện website của bạn hơn.
3. Không hoặc có quá ít điều hướng.
Điều hướng website (cấu trúc liên kết nội bộ) là các đường dẫn bên trong website để kết nối các trang với nhau. Mục đích chính của điều hướng là giúp người dùng dễ tìm thấy thông tin họ cần trên website. Vì thế nếu như không hoặc có quá ít điều hướng trên website, khách hàng sẽ bị “mông lung” khi không biết phải đi đâu và thực hiện bước gì tiếp theo nên các điều hướng này phải thật rõ ràng, dễ hiểu đến mức những người sử dụng có thể dễ dàng sử dụng nó mà không mất sự nỗ lực tìm kiếm nào.
4. Thông tin sản phẩm không chính xác
Mua hàng online đồng nghĩa với việc khách hàng không thể biết được sản phẩm thực tế bên ngoài là như thế nào, họ tiếp cận sản phẩm và quyết định mua hàng hoàn toàn bằng những thông tin sản phẩm mà website của bạn cung cấp. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp sản phẩm khác xa rất nhiều so với những thông tin được đăng tải đó là điều không khó gặp trên thị trường kinh doanh online và hệ lụy cho việc này là sẽ khiến cho website đó mất đi một lượng khách hàng lớn. Vì thế đừng “thổi phồng” mọi thứ nên mà hãy đăng tải những thông tin sản phẩm chính xác nhất và đúng nhất về sản phẩm từ kích thước, công dụng, chất lượng, giá, kiểu dáng,….đến hình ảnh phải thực tế và chân thực nhất có thể.
5. Quy trình thanh toán phức tạp
Mong muốn của mọi khách hàng là website có một quy trình thanh toán đơn giản, dễ thao tác vì họ thường không muốn lãng phí quá nhiều thời gian khi mua hàng online. Thông thường, quy trình thanh toán của người dùng sẽ diễn ra các bước sau: xem sản phẩm, thêm vào giỏ hàng, nhập thông tin thanh toán, thông tin vận chuyển, thanh toán và cuối cùng là xác nhận thanh toán. Bất kể có một bước rườm rà nào xuất hiện ở trong toàn bộ quá trình này đều khiến khách hàng khó chịu và kết thúc quá trình thanh toán ngay lập tức. Vì thế hãy cố gắng tối ưu nhất có thể quy trình thanh toán của mình nên kết hợp nhiều phương thức thanh toán và cổng thanh toán đơn giản để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn.
6. Chi phí thanh toán
Sẽ thường có nhiều chi phí khác nhau phát sinh khi khách hàng thanh toán tuy nhiên lại có rất nhiều doanh nghiệp cố tình giấu giếm khách hàng những khoản phí này và sau đó cộng thêm vào khâu cuối cùng của thanh toán mà không công khai họ biết vì sợ rằng nếu như có phí phát sinh khách hàng sẽ không sẵn sàng mua hàng của bạn nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm. Nếu khách hàng nhìn thấy tổng giá trị đơn hàng của mình tăng lên một cách bất ngờ mà không được báo trước, họ sẽ cho rằng bạn lừa đảo họ
7. Thông tin liên lạc không có
Thông tin liên lạc là một yếu tố vô cùng quan trọng của một website vì nó chính là cầu nối giữa bạn và khách hàng của mình. Vì thế hãy cung cấp những thông tin liên lạc đầy đủ, chính xác nhất bao gồm số điện thoại, địa chỉ, email và tích hợp các kênh mạng xã hội được để công khai và đặt tại nơi mà khách hàng có thể dễ dàng nhìn thấy nhất. Điều này vừa tạo được lòng tin cho khách hàng về website của bạn, vừa không khiến khách hàng khó chịu khi có những thắc mắc cần được giải đáp mà không tìm thấy được thông tin liên lạc.
8. Sử dụng quá nhiều pop-up.
Popup là một hộp thoại nhỏ tự động xuất hiện trên trang web mà người dùng đang xem mà không hề bấm chuột, nội dung của popup thường là để cung cấp thông tin hoặc hiển thị một tin quảng cáo….Nhưng cũng vì thế mà các quảng cáo bằng Pop-up thường gây khó chịu cho người xem vì nó sẽ che toàn bộ màn hình và phải mất thêm thao tác tắt nó. Việc sử dụng quá nhiều pop-up trên website sẽ làm gián đoạn trải nghiệm gây ra sự khó chịu cho người xem. Vì vậy khi dùng pop-up cho thiết kế website bạn cần lưu ý những điểm sau:
-
Sử dụng có chừng mực để không làm gián đoạn những nội dung mà người dùng thực sự quan tâm.
-
Sử dụng pop-up cá nhân hóa: Dựa vào mục đích tìm kiếm thông tin của mỗi người dùng khi truy cập website của bạn. Hãy thông qua nút kêu gọi hành động để cung cấp đến họ những nội dung thông tin khác nhau.
-
Đề cao tính hiệu quả: thông qua số lượng người xem và click vào nút kêu gọi hành động, tỷ lệ chuyển đổi ra sao để đánh giá được tình hình thực tế. Nếu nó thực sự không mang lại hiệu quả hãy ngay lập tức chỉnh sửa hoặc loại bỏ pop-up để mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt hơn.
-
Tăng sự thú vị cho pop-up: tăng sự thú vị cho pop-up bằng những câu nói vui, khiến họ cảm thấy thoải mái dù website không đạt được những gì họ mong muốn.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều muốn tạo ra được một trải nghiệm website thật tốt cho khách hàng để thỏa mãn sự hài lòng của họ. Mong rằng với bài viết trên, bạn có thể nắm rõ được những lý do khiến khách hàng khó chịu với website của bạn từ đó có những thay đổi, điều chỉnh thích hợp để có được một website chuyên nghiệp và đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.