Một số lỗi thường gặp khi quảng cáo Zalo Ads
Một số lỗi thường gặp khi quảng cáo Zalo Ads

Một số lỗi thường gặp khi quảng cáo Zalo Ads

10/18/2021 5:20:14 PM

 

Quảng cáo Zalo là hình thức quảng cáo tốn phí nhằm đưa hình ảnh doanh nghiệp đến với người dùng trên nền tảng mạng xã hội Zalo. Tuy nhiên một số chiến dịch không được phê duyệt khi vi phạm một số lỗi khi quảng cáo Zalo Ads. Vậy các lỗi thường gặp khi chạy quảng cáo Zalo là gì? Hãy cùng Plus24h tìm hiểu bài viết ngay dưới đây nhé. 



 

1. Lỗi thiếu thông tin liên lạc và thông tin sản phẩm 

Đây là một lỗi nghiêm trọng khiến chiến dịch quảng cáo Shopee kém hiệu quả. Bởi với mục đích đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng về sản phẩm và dịch vụ quảng cáo. Ban quản trị Zalo Ads yêu cầu nhà marketer phải cung cấp những thông tin về doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp với các loại hình quảng cáo.  Vì vậy đối với từng loại hình quảng cáo cụ thể, cần cập nhật thông tin liên lạc và thông tin sản phẩm đầy đủ. 

Ví dụ: Nội dung doanh nghiệp cần phải cung cấp khi chạy chiến dịch quảng cáo trên Zalo Ads đó là: 
 

+ Tên doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ. 

+ Địa chỉ bán hàng, hoặc địa chỉ liên hệ bảo hành sản phẩm. 

+ Số điện thoại/email liên hệ khi sản phẩm, dịch vụ có vấn đề sau khi mua hàng. 

 

      Cung cấp đầy đủ thông tin doanh nghiệp 

 

2. Lỗi liên quan đến các nội dung gây sốc, phản cảm trong quảng cáo

Với mục đích gây sự chú ý của người dùng nhanh chóng, một số chiến dịch quảng cáo Zalo Ads đã vi phạm lỗi liên quan đến nội dung hình ảnh chứa những từ gây sốc hay phản cảm. Ngôn từ sử dụng trái với thuần phong mỹ tục hay liên quan đến chủng tộc. Cùng với đó nội dung giật gân, giật tít, điều này sẽ khiến quảng cáo không được phê duyệt hoặc có thể bị khoá tài khoản khi thường xuyên vi phạm chính sách quy định khi chạy quảng quảng cáo Zalo Ads. 

 

                           Nội dung chứa từ gây sốc sửng sốt 

 

3. Lỗi sử dụng nội dung mang tính chất cam kết 

Sản phẩm/dịch vụ phải có tác dụng và hiệu quả đúng như nội dung quảng cáo. Nếu Quảng cáo có chứa những từ ngữ mang tính cam kết hoặc liên quan đến việc chắc chắn mà không có tài liệu chứng minh, kiểm chứng sẽ bị BQT Zalo Ads từ chối duyệt. 

Ví dụ: Bài quảng cáo trên Zalo Ads có chứa từ ngữ cam kết như: “vĩnh viễn”, “hết ngay”, “hiệu quả ngay sau vài ngày sử dụng”, cam kết chất lượng 100%. 
 

          Sản phẩm không đúng như mô tả trên quảng cáo 

 

4. Lỗi trang đích có các thành phần làm giả trang tin, trang báo 

Trang đích được xem như một thành phần của quảng cáo, vì thế nên các chế tài và chính sách áp dụng cho quảng cáo trên hệ thống Zalo Ads cũng được áp dụng và sử dụng cho các trang đích: website, landing page, bài viết. Nếu các nhà quảng cáo làm giả các trang tin, trang báo để tăng độ uy tín cho sản phẩm sẽ không được phép sử dụng trong quảng cáo Zalo Ads.

 

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, các nhà quảng cáo sẽ tránh được một số lỗi thường gặp khi chạy chiến dịch quảng cáo Zalo. Từ đó giúp chiến dịch chạy quảng cáo hiệu quả hơn và thu hút người dùng nhanh chóng. 

 

 

0901.731.871

x
Yêu cầu gọi lại tư vấn