Facebook Marketing
Bí quyết tăng trải nghiệm khách hàng khi thương hiệu hết hàng trên website
Bất cứ một thương hiệu nào cũng đều không thể tránh khỏi tình trạng hết hàng có thể do nhu cầu mua sắm của người dùng tăng cao, quản lý tồn kho không tốt, các vấn đề liên quan đến vận chuyển,..... Và nếu doanh nghiệp không biết cách xử lý kịp thời thì sẽ rất dễ làm ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm của khách hàng mua sắm trên website. Vì vậy trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số bí quyết để tăng tăng trải nghiệm khách hàng khi thương hiệu hết hàng. Hãy cùng theo dõi nhé.
1. Hiển thị các mặt hàng đã hết hàng ngay trên các trang danh sách sản phẩm
Khách hàng sẽ đỡ khó chịu hơn khi bạn hiển thị rõ các mặt hàng nào đang hết hàng ngay trên trang danh sách sản phẩm của mình để tránh được trường hợp khi họ truy cập vào sản phẩm và bắt đầu đặt hàng mà tệ hơn là đến khâu thanh toán thì mới biết là sản phẩm đã hết. Nhờ đó vừa giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian lại vừa tăng trải nghiệm xem hàng trên web, đảm bảo khách hàng rời sự chú ý từ các mặt hàng đã hết sang các mặt hàng có liên quan và còn trong kho.
Khuyên bạn là nên gắn nhãn rõ ràng là “hết hàng” và chuyển các sản phẩm đó xuống cuối các trang danh sách hoặc tạo một danh sách sản phẩm hết hàng để giúp khách hàng không bị phân tâm và có ấn tượng tiêu cực về website bán hàng của bạn.
2. Đánh dấu size và màu sắc đã hết
Khi bạn chắc chắn sản phẩm của mình đã hết hàng toàn bộ thì bạn mới nên gắn nhãn “hết hàng” cho sản phẩm nhưng nếu mặt hàng chỉ có một vài size hay màu sắc nhất định đang bị hết thì bạn cần chỉ rõ ra điều này trên các trang sản phẩm bằng cách đánh dấu những size và màu sắc đã hết để khách hàng có thể ngay lập tức nhận thấy ngay.
3. Thông báo cho khách hàng khi có hàng
Tình trạng hết hàng có thể sẽ chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn tuy nhiên đối với khách hàng thì thực sự họ không có kiên nhẫn để chờ đợi cho đến khi hàng trở về và sẽ ngay lập tức chuyển hướng đến một website khác và mua sản phẩm mà họ muốn. Vậy phải làm sao để có thể giữ chân được khách hàng ở lại website của bạn trong thời gian bạn nhập lại hàng? Cách tốt nhất lúc này là bạn nên có một thông báo cho khách hàng bằng cách hỏi họ xem có muốn nhận được thông báo qua email, số điện thoại,…. khi sản phẩm muốn mua đã về lại kho hay không.
Điều này không chỉ làm tăng trải nghiệm khách hàng tại website của bạn mà còn thúc đẩy hành động mua hàng hiệu quả và tăng doanh thu đáng kể. Ngoài ra thì đây cũng là một cách vô cùng “ thông minh” mà bạn có thể áp dụng để thu thập dữ liệu của người dùng - nền tảng cho một chiến lược kinh doanh thành công.
4. Cho phép khách hàng được pre - order
Những mặt hàng pre-order được hiểu là những mặt hàng đặt trước và khách hàng sẽ phải chờ một khoảng thời gian để hàng về, có thể dài, có thể ngắn tùy thuộc vào từng đơn vị cung cấp dịch vụ order hàng hóa. Chính vì thế tính năng pre–order này sẽ là một tính năng vô cùng cần thiết khi bạn hết hàng trên website.
Khác với thông báo khi có hàng, khách hàng sẽ không biết được thời gian cụ thể hàng về là khi nào nên có thể họ sẽ phải đắn đo suy nghĩ rất nhiều để đặt hàng. Nhưng với pre-order thì khác, khách hàng sẽ biết được thời gian cụ thể hàng đến tay là khi nào nên
Bạn hãy lấy khoảng thời gian có lại hàng cộng với thời gian ship hàng để làm khoảng thời gian pre-order cho sản phẩm của mình.
5. Gợi ý và khuyến khích khách hàng mua các sản phẩm thay thế hoặc tương tự
Một số khách hàng sẽ không muốn đợi hàng nhập về kho hay pre-order trước vì họ muốn mua ngay lúc đó. Với trường hợp như vậy, bạn cần phải biết cách sắp xếp các sản phẩm thay thế hoặc tương tự ngay bên cạnh các mặt hàng đã hết để khuyến khích chuyển đổi ngay lập tức.
6. Gợi ý khách hàng mua hàng tại cửa hàng
Bạn vừa kinh doanh online trên website lại vừa kinh doanh tại cửa hàng vậy thì tại sao khi kho hàng trên website đã hết bạn lại không chuyển hướng khách hàng đến cửa hàng của mình? Đây cũng là một cách rất hiệu quả để tăng trải nghiệm khách hàng khi thương hiệu hết hàng trên website.
Hãy tích hợp thêm một công cụ tiện dụng khác trên website để cho phép khách hàng kiểm tra tình trạng còn hàng của các sản phẩm tại cửa hàng nếu sản phẩm đó đã “sold out”. Đặc biệt, bạn nên cung cấp thêm thông tin bổ sung về cửa hàng như số điện thoại, địa chỉ,… để khách hàng có thể dễ dàng kiểm tra và tìm kiếm.
Trên đây bài viết đã chia sẻ cho bạn những bí quyết tăng trải nghiệm khách hàng khi thương hiệu hết hàng trên website.